Nguyên nhân mất ngủ mãn tính – Cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân mất ngủ mãn tính – Cách khắc phục hiệu quả

Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe con người, tuy nhiên với những người mất ngủ mãn tính thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính là gì?

Mất ngủ mãn tính là hiện tượng gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm, thức dậy quá sớm mà không thể ngủ trở lại,… tái diễn từ 1 tháng trở lên. Những người bị như vậy thường phải mất khoảng 30 – 90 phút mới bắt đầu giấc ngủ được và họ chỉ ngủ được 3 – 4 giờ/ ngày. Khi đã đi vào giấc ngủ họ thường xuyên bị tỉnh giấc, gặp mộng mị, ngủ chập chờn,…

Bệnh ngủ mãn tính là gì?
Bệnh ngủ mãn tính là gì?

Xem thêm: Những thói quen giúp thải độc gan

Nguyên nhân gây ra và triệu chứng mất ngủ mãn tính

Tại sao lại bị mất ngủ mãn tính

– Thói quen sinh hoạt

Duy trì thói quen sinh hoạt sau trong thời gian dài rất dễ gây mất ngủ mãn tính:

+ Trước khi đi ngủ có sử dụng chất kích thích.

+ Chu trình thức – ngủ bị thay đổi.

+ Ăn quá no vào bữa tối.

+ Làm việc theo ca không cố định.

– Lạm dụng thuốc

Có một số loại thuốc mà trong thành phần của nó có chứa cafein gây mất ngủ nếu lạm dụng sử dụng trong thời gian dài sẽ gây mất ngủ mãn tính như: thuốc chống dị ứng, thuốc lợi tiểu,…

– Bệnh lý bên trong cơ thể

Những bệnh lý sau được xem là có liên quan với chứng mất ngủ mãn tính: trầm cảm, viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm đa khớp, rối loạn tâm thần,…

– Thiểu năng tuần hoàn não

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở những người bị mất ngủ mãn tính. Thiểu năng tuần hoàn não hiện tượng oxy lên não bị thiếu hụt khiến cho não bộ không được cung cấp đủ dưỡng chất nên hệ thần kinh trung ương bị suy nhược và sinh ra mất ngủ kinh niên. 

Triệu chứng mất ngủ mãn tính như thế nào

Hầu hết những người bị mất ngủ mãn tínhsẽ có các triệu chứng sau:

 Mỗi tuần mất ngủ ít nhất 3 ngày, dù cơ thể và thần kinh rất mệt mỏi nhưng lại không thể ngủ được.

Triệu chứng mất ngủ mãn tính
Triệu chứng mất ngủ mãn tính

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm nên ăn vào mỗi buổi sáng

– Dễ bị tỉnh giấc giữa đêm.

– Thường xuyên bị mộng mị khi ngủ, dễ cảm thấy lo lắng, bồn chồn.

– Khi ngủ dậy cơ thể luôn trong trạng thái không tỉnh táo và rất mệt mỏi.

– Đau ở đỉnh đầu, cơ bắp đau nhức, người uể oải, quay cuồng đầu óc.

– Mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị sẽ là nhân tố làm khởi phát rối loạn lo âu, trầm cảm và các bệnh tật khác.

Những hệ lụy nguy hiểm do mất ngủ mãn tính gây ra

Cơ thể muốn được hồi phục và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc, hoạt động thì cần phải có một giấc ngủ chất lượng. Nếu thường xuyên thiếu ngủ sẽ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần:

– Thoái hóa và ngộ độc tế bào bên trong cơ thể.

– Tác nhân gây ra các bệnh lý huyết áp, tim mạch và làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

– Có nguy cơ cao với bệnh tiểu đường và béo phì vì thức đêm dễ tạo ra thói quen ăn nhiều protein và chất ngọt làm tăng đường huyết và cholesterol.

– Rối loạn tâm lý, tinh thần làm suy giảm trí nhớ, dễ lo âu, trầm cảm.

– Khó thụ thai vì suy giảm nồng độ hormone sinh sản trong cơ thể.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý do virus, vi khuẩn tấn công.

– Hệ thống miễn dịch dễ bị phá hủy.

Cải thiện tình trạng mất ngủ mãn tính bằng cách nào?

Có một thực tế dễ thấy là những người bị mất ngủ mãn tính rất hay lạm dụng thuốc ngủ. Đây là một việc làm không nên và tiềm ẩn rất nhiều nguy hại. Tuy thuốc ngủ có thể giúp bạn buồn ngủ nhưng khi tỉnh dậy bạn sẽ thấy vô cùng mệt mỏi. Thêm vào đó, lạm dụng thuốc ngủ trong thời gian dài còn gây ra hàng loạt tác dụng phụ như: chu kỳ thức ngủ bị rối loạn, đau đầu, chóng mặt, dễ bị kích động, ảnh hưởng xấu cho gan và thận,…

Mất ngủ mãn tính là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất ngay khi có hiện tượng mất ngủ bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị ngay thì mới ngăn chặn được nó tiến triển thành mãn tính. Khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì càng cần điều trị tích cực từ bác sĩ chuyên khoa chứ tuyệt đối không nên tìm cách chữa bệnh tại nhà.

Rate this post

Visits: 10

Ngân