Bỏ túi 9 mẹo điều trị cảm lạnh cực hiệu quả ngay tại nhà

Bỏ túi 9 mẹo điều trị cảm lạnh cực hiệu quả ngay tại nhà

Ngoài uống thuốc, 9 mẹo điều trị cảm lạnh tự nhiên dưới đây sẽ giúp bạn đối phó với căn bệnh đáng ghét này một cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả.

Nội dung tóm tắt

Cảm lạnh là gì?

9-meo-dieu-tri-cam-lanh
Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là thể bệnh có thể gặp ở 4 mùa trong năm, nhưng hay gặp nhất là mùa thu và mùa đông. Nguyên nhân do chính khí (sức đề kháng) kém, hàn tà (yếu tố gây bệnh) xâm nhập vào cơ thể.

Cảm lạnh là bệnh xảy ra do nhiễm virus ở mũi và họng (đường hô hấp trên). Bệnh không quá nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho người mắc. Hầu hết mọi người đều tự phục hồi và khỏi bệnh sau khoảng 7–10 ngày. Triệu chứng cảm lạnh có thể kéo dài hơn ở những người hút thuốc hay có hệ miễn dịch yếu.

Dấu hiệu và triệu chứng cảm lạnh thông thường

Các dấu hiệu và triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện từ 1–3 ngày sau khi cơ thể nhiễm virus và có thể khác nhau ở mỗi người, bao gồm:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Viêm họng
  • Ho
  • Đau đầu nhẹ
  • Đau cơ
  • Hắt xì
  • Sốt nhẹ
  • Cảm thấy khó chịu trong người

Đọc thêm: Tổng hợp những mẹo vặt cuộc sống hữu ích nhất định nên biết

9 mẹo điều trị cảm lạnh hiệu quả

9-meo-dieu-tri-cam-lanh
9 mẹo điều trị cảm lạnh hiệu quả

Theo kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều mẹo hay chữa cảm lạnh mà không cần dùng đến thuốc. Dưới đây là 9 mẹo điều trị cảm lạnh cực nhạy làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp bạn nhanh khỏi.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Phương pháp này sẽ giúp xoang bị tắc nghẽn bớt khó chịu ở vùng mũi. Chườm nóng sẽ giúp giảm áp lực phần xoang mũi và làm lỏng dịch nhầy. Còn khăn lạnh sẽ khiến mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giảm đau tức thì.

Dùng tinh dầu

Thoa một chút tinh dầu tràm, bạc hà hay long não vào dưới mũi sẽ giúp thông mũi, bớt cảm giác đau rát mũi.

Vệ sinh mũi sạch sẽ

Việc làm sạch mũi sẽ khiến chất nhầy không có cơ hội đi sâu vào trong mũi, làm bệnh trở nặng hơn. Bạn chỉ cần lấy 1 ngón tay ấn nhẹ và bịt kín 1 bên cánh mũi, dùng lực thở ra thật mạnh bằng lỗ mũi còn lại, để chất nhầy được ra hoàn toàn. Trước và sau khi hỉ mũi nên rửa tay kỹ để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Tắm nước nóng

Hơi nước nóng từ vòi hoa sen sẽ giúp giữ ẩm và làm thông mũi hiệu quả, giúp việc hít thở dễ dàng hơn. Vậy nên bạn hãy tắm nước nóng dưới vòi sen để giúp cơ thể thoải mái hơn.

Kê cao gối khi ngủ

Khi nằm xuống, thường sẽ khiến bạn ngạt mũi nhiều hơn. Bởi vậy, kê thêm gối để đầu ở vị trí cao hơn khi ngủ sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, đảm bảo một giấc ngủ ngon so với khi nằm gối thấp.

Vệ sinh miệng họng bằng nước muối loãng

Vệ sinh miệng họng bằng nước muối là giải pháp không những làm dịu đi tức thời những cơn đau rát họng mà còn kháng viêm hiệu quả. Kiên trì súc miệng 2-4 lần/ngày với dung dịch nước muối ấm pha loãng sẽ giúp bạn mau chóng khỏi bệnh.

Hạn chế ra ngoài

Nhiệt độ ngoài trời có sự chênh lệch lớn so với nhiệt độ trong phòng. Vì vậy nếu có việc cần thiết phải ra ngoài thì nên đeo khẩu trang và mặc quần áo giữ ấm cơ thể.

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi bạn bị cảm lạnh, cơ thể bạn trở nên uể oải và rất mệt mỏi. Hãy tạm gác công việc sang một bên và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi để giúp cơ thể lấy lại năng lượng, làm tăng sức đề kháng.

Sử dụng các thực phẩm quen thuộc

  • Nước nóng, chanh và mật ong

Nước nóng sẽ làm dịu cổ họng, chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt virus gây bệnh. Khi kết hợp 3 nguyên liệu này rất tốt để cải thiện bệnh cảm lạnh.

  • Tỏi

Tỏi rất giàu vitamin C, selen và các khoáng chất khác, giúp điều trị và đẩy lùi cảm lạnh.

  • Nước dừa

Uống nước dừa sẽ bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng.

  • Nghệ

Trong nghệ có chất chống viêm, làm giảm viêm xoang mũi, nghẹt mũi và giảm bớt chất nhầy dư thừa, giúp dễ thở hơn.

  • Gừng

Dùng gừng cùng với nước nóng, chanh và mật ong sẽ giúp trị ho, cảm lạnh, bớt nghẹt mũi và kháng virus rất tốt.

  • Trà ấm

Hãy uống ngay một cốc trà ấm, để dịu cơn nghẹt mũi, đau họng và khó thở. Trong trà còn có chất chống oxy hóa, chống viêm, virus, nấm và ung thư, rất tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: Thường xuyên ăn kẹo cao su lợi hay hại?

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện và trở nên nghiêm trọng hơn sau 3 tuần, bao gồm:

  • Sốt trên 38,5 độ C và kéo dài hơn 5 ngày hoặc bỗng dưng sốt trở lại sau một thời gian không sốt.
  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Đau họng dữ.
  • Đau đầu.
  • Đau xoang.
  • Đau ngực.

Đối với trẻ em, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay nếu gặp bất kỳ biểu hiện nghiêm trọng như:

  • Sốt 38 độ C ở trẻ sơ sinh đến 12 tuần tuổi.
  • Sốt ngày càng cao hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày ở trẻ em mọi độ tuổi.
  • Các triệu chứng nhức đầu, đau cổ họng hoặc ho Khó thở, thở khò khè.
  • Đau tai.
  • Khó chịu .
  • Buồn ngủ bất thường.
  • Chán ăn.

Trên đây là 9 mẹo điều trị cảm lạnh cực hiệu quả mà chúng tôi tổng hợp lại. Mong rằng qua bài viết các bạn sẽ có những thông tin hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe, làm giảm các triệu chứng khó chịu của cảm lạnh.

Rate this post

Visits: 7

hanhthuy