5 mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả
Khò khè là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh không phải do bệnh lý tại nhà không hề khó. Ba mẹ có thể chọn lọc 5 mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả phù hợp nhất dưới đây để nhanh chấm dứt tình trạng này của bé nhé!
Nội dung tóm tắt
Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh
Tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, những nguyên nhân được liệt kê dưới dây sẽ được cho là phổ biến nhất:
Đọc thêm: mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn
Khó thở do trẻ chịu ảnh hưởng bởi các bệnh lý gây tắc nghẽn đường thở.
Trẻ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm phổi, viêm tiểu phế quản hay viêm phế quản cũng dễ gặp phải tình trạng khó thở, thở khò khè ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thở khò khè ở trẻ dưới 6 tháng tuổi chủ yếu là do viêm tiểu phế quản. Và chủ yếu do hen phế quản đối với những trẻ trên 18 tháng tuổi.
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý phổ biến kể trên thì trẻ cũng có thể thở khò khè do có dị vật cản trở đường thở, phù phổi, khí quản bị chèn ép hoặc bị dị tật bẩm sinh ở phế quản,… Thông thường khi bé rơi vào những trường hợp này, triệu chứng thở khò khè sẽ kéo dài dai dẳng hơn.
5 mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả
Dùng tỏi hoặc gừng
Tỏi có chứa thành phần kháng khuẩn chống viêm có thể điều trị các vấn đề về hô hấp. Ba mẹ có thể bổ sung tỏi trong chế độ ăn của bé để tăng sức đề kháng cho con. Ngoài ra, bạn có thể thử ép 2-3 tép tỏi rồi lấy nước cốt đem đun sôi cùng cốc sữa, sau đó cho bé uống. Đây cũng là cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản nhưng đem lại hiệu quả vô cùng tuyệt vời đó.
Xem thêm: mẹo bán đất nhanh nhất
Riêng đối với gừng, ba mẹ có thể dùng với một số cách sau để điều trị triệu chứng khò khè ở bé như sau:
+ Đun sôi nước cốt ép gừng, cho bé uống và buổi sáng và tối
+ Dùng nước ép gừng, lựu, mật ong (tỷ lệ 1:1:1) cho trẻ uống 1 thìa trong 2-3 lần 1 ngày
+ Trộn 1 thìa nước ép gừng với nước lọc rồi cho trẻ uống trước khi ngủ
Vệ sinh tai mũi họng
Trẻ sơ sinh bị khò khè có thể xuất phát từ nguyên nhân do dị ứng. Chính vì thế, việc vệ sinh tai mũi họng là vô cùng hữu ích. Ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Khi nước muối chảy ra, hãy dùng khăn mềm thấm cho bé.
Chú ý không nên dùng quá số lần theo khuyến cáo và rửa mũi đúng cách để không gây tổn thương niêm mạc của bé. Ba mẹ có thể tham khảo cách nhỏ nước muối sinh lý 0,9% như sau:
+ Đặt trẻ nằm ngửa
+ Nhỏ nước muối 2-3 giọt mỗi bên
+ Đợi 3-5s để nước muối thấm bên trong, đỡ bé ngồi dậy để dịch nhầy chảy ra ngoài
+ Lau sạch bằng khăn mềm
Dùng hành tây/ hành ta
Tuy có mùi hăng nhưng hành tây và hành ta đều rất hữu ích trong việc kháng khuẩn và chống viêm và làm giảm chứng khò khè ở trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả. Ba mẹ có thể cho con nhai trực tiếp vài miếng hành tây nhỏ. Tuy nhiên, cách này không đơn giản vì nhiều bé không ăn được. Do đó, ba mẹ có thể nấu hành tây/ hành ta vào món ăn để bé có thể dễ ăn hơn nhé!
Sử dụng các loại tinh dầu
Ba mẹ có thể sử dụng các loại tinh dầu như: quế, bạc hà, tràm, đinh hương, oải hương, khuynh diệp,… để trị khò khè cho trẻ. Hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào giường, chăn, gối hay quần áo ở vị trí gần mũi. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vài giọt tinh dầu trong nước tắm của bé để giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mùi tinh dầu và hơi nước bốc lên sẽ giúp bé thông thoáng đường thở và mũi sẽ bớt khò khè hơn.
Dùng chanh
Chanh chứa hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng tốt để điều trị hen suyễn ở trẻ. Rất đơn giản, bạn chỉ cần cho bé uống nước chanh ấm để trị chứng khò khè cho trẻ. nước chanh ấm có tác dụng làm ấm cơ thể và làm thoáng đường thở rất tốt.
Trên đây là 5 mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả để ba mẹ có thể tham khảo. Có rất nhiều cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà vừa an toàn lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu triệu chứng thở khò khè của bé vẫn kéo dài và không thuyên giảm, tốt nhất là cha mẹ nên chủ động đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh chủ quan và tự ý chữa trị cho bé tại nhà gây nguy hiểm ba mẹ nhé!
Visits: 15