Kinh doanh văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn
Trong kinh doanh, dù ở bất cứ ngành nghề gì thì yếu tố nguồn vốn là một trong những điều rất cơ bản. Người kinh doanh phải tính toán và cân đối nguồn vốn chi phí sao cho hợp lý để việc kinh doanh diễn ra hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn đọc về nội dung kinh doanh văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn.
Nội dung tóm tắt
1. Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
Có một vị trí mặt bằng đẹp là một trong những lợi thế khi kinh doanh văn phòng phẩm. Một số vị trí mặt bằng tốt cho bạn lựa chọn để kinh doanh văn phòng phẩm đó chính là đối diện cổng các trường học, cao đẳng, đại học, gần kí túc xá sinh viên hoặc gần các tòa nhà văn phòng. Tất nhiên để lựa chọn một vị trí đẹp như này bạn phải mất một khoản chi phí khá đắt đỏ, nhưng đổi lại bạn lại có lượng khách hàng tiềm năng lớn. Cần phải lưu ý về mô hình kinh doanh của của mình là gì?
Kinh doanh văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn
Nếu muốn mở cửa hàng bán lẻ bạn cần tìm những vị trí gần trường học, khu dân cư, khu văn phòng để tiếp cận gần lượng khách hàng thường xuyên như trên thì chi phí có thể đắt hơn. 40 – 100m2, nhà sách lớn diện tích đến gần 200m2. Dao động từ 5 đến 20 triệu đồng/tháng, hơn nữa phải thanh toán từ 3 – 6 tháng. Diện tích càng lớn thì mức chi phí thuê cửa hàng càng lớn. Do đó bạn cần tính toán thuê mặt bằng sao cho hợp lớn nhé.
Nếu lựa chọn bán buôn cho các văn phòng, công ty, hay cửa hàng nhỏ lẻ khác thì bạn cần có kho rộng để chứa hàng, thuê kho cũng tùy vào từng vị trí địa điểm trung tâm hoặc xa trung tâm sẽ có những mức giá khác nhau.
Nếu bạn bán online tại nhà thì chi phí này sẽ giảm bớt đi được khá nhiều.
2. Chi phí trang thiết bị
Khoản chi phí cho trang thiết bị cũng tốn khá nhiều tiền, bạn cần phải trang bị các giá kệ, bàn ghế, tủ kính, tủ kệ sát tường và tủ trưng bày nhiều tầng, đèn điện, tranh ảnh … Nếu cửa hàng nhỏ, bạn có thể tự set up những ý tưởng trang trí cho mình. Còn với nhà sách lớn, chắc chắn bạn phải cần nhờ thêm một tư vấn thiết kế để cửa hàng được phân chia sản phẩm và sắp xếp một cách khoa học. Mức chi phí này dao động từ 20 – 50 – 100 triệu đồng tùy vào quy mô kinh doanh văn phòng phẩm của bạn.
Kinh doanh văn phòng phẩm cần những gì
3. Chi phí nhập hàng văn phòng phẩm kinh doanh
Khi kinh doanh văn phòng phẩm thì chi phí nhập hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong nguồn vốn. Bạn cần nhập hàng với các tiêu chí: uy tín, thương hiệu, thời hạn giao hàng, mức chiết khấu, chất lượng sản phẩm, phương thức thanh toán nhanh gọn. Nhất là cân đối số lượng giữa các mặt hàng, loại nào là thiết yếu, loại nào cần nhập nhiều, thường xuyên, loại nào tiêu thụ ít, … Từ đó lên list các sản phẩm cần nhập và tìm nhà cung cấp phù hợp. Tùy số lượng mặt hàng mà bạn muốn kinh doanh, số vốn nhập hàng văn phòng phẩm có thể dao động từ 50 triệu đến 100 triệu đồng với quy mô nhỏ. Còn mức chi phí nguồn vốn có thể lên đến vài trăm triệu.
4. Chi phí thuê nhân viên và quản lý cửa hàng
Kinh doanh văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn? Với quy mô kinh doanh cửa hàng nhỏ, bạn cần 1 – 2 nhân viên để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Yêu cầu cần phải là người chăm chỉ, thật thà, có sự linh hoạt, tổ chức, sắp xếp khoa học. Đối với quy mô kinh doanh buôn thì bạn cần phát triển Sales văn phòng phẩm, giao hàng, kế toán, nhân viên tư vấn khách hàng… Tùy vào mô hình kinh doanh của mình mà chi phí này lớn hay nhỏ. Ngoài ra các chi phát hàng tháng như chi phí điện nước, internet … cũng cần được liệt kê trong danh sách các loại chi phí.
Kinh doanh văn phòng phẩm cần bao nhiêu vốn
5. Phần mềm bán hàng và phát triển kênh bán hàng
Để tiết kiệm được nhiều thời gian và nâng cao hiệu suất công việc bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng máy quét mã vạch, máy kiểm kho, máy in hóa đơn, … Đồng thời giúp bạn quản lý được nhân viên, các đối tác của mình. Mức chi phí này bạn phải trả cho một bên khác là 15 – 30 triệu, tùy vào từng loại phần mềm.
Ngoài ra, chạy quảng cáo trên facebook zalo, thiết lập kênh bán hàng qua Lazada, Tiki, Shopee, …để tiếp cận đa dạng khách hàng bởi việc tiếp cận khách hàng không biên giới thì chi phí này cũng cần được cân đối hợp lý.
Như vậy, tùy vào quy mô kinh doanh và đối tượng khách hàng mà bạn cần có những phương án tài chính khác nhau trong kinh doanh văn phòng phẩm. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp.
Visits: 113